Chọn dầu nhớt cho xe máy ( phần 2 )

  15/07/2016

  Phạm Ngọc Giàu

3. Chọn cấp nhớt (phẩm chất nhớt):

Bảo vệ động cơ đời mới và công suất cao, không chỉ bởi độ nhớt của dầu, mà còn phụ thuộc vào các cao cấp. Mỗi loại phụ gia dành cho loại hoạt động đặc trưng của chi tiết máy. (xem thêm Nguyên lý bôi trơn). Vấn đề này được thể hiện bằng phẩm chất nhớt (hay còn gọi là cấp nhớt). Biểu thị bằng thông số sau chữ S, ví dụ SF, SJ, SL… (xem thêm mục API trong bài Ý nghĩa các thông số dầu nhớt)
Cấp nhớt càng cao thì khả năng bảo vệ động cơ càng tốt và giá thành cũng cao. Vậy chọn lựa nào là phù hợp?

– Trên thị trường dầu nhớt rẻ nhất thường ở cấp SE và SF. Khuyến cáo của các nhà sản xuất xe máy ở VN sử dụng nhớt cấp tối thiểu là SF.

– Các sản phẩm cao cấp hơn của các hãng trong nước là SG. Cấp này tạm chấp nhận với các xe 110cc trở lên đời mới. Nhưng cần cẩn thận với các loại nhớt đặc như 20w-50. Các hãng sản xuất trong nước có xu hướng lấy nhớt đặc bù cho phẩm chất. Ban đầu máy có vẻ êm hơn, nhưng nhớt đặc có cái hại của nó (*) , chưa kể đến cái hại đối với động cơ đời mới khi thiếu các phụ gia đặc biệt của nhớt cao cấp

– Với các động cơ 125 trở lên. Nhất là với các dòng xe máy đứng. Thì nhớt cấp SJ mới đáp ứng được. Nếu sử dụng nhớt cấp thấp thì thời gian sử dụng ngắn hơn, phải thay nhớt liên tục cũng không phải là kinh tế.

– Hiện giờ trên thị trường cấp SL và SM là cao nhất. Với nhớt cấp SL SM dòng Sythetic thì thời gian sử dụng lâu hơn nhớt thường. Khả năng bảo vệ máy cao hơn.

Một số hãng (như Yamaha và Honda) khuyến cáo cho dòng xe số của mình là “Không sử dụng nhớt Energy Conserving II”.

Tính chất EC có thể được hiểu là bôi trơn tốt hơn, và EC II thì còn tốt hơn nữa, nhưng nhược điểm là với ly hợp ướt thì có thể gây trượt bố.

Ngày trước thì trên lon nhớt có đề chữ Energy Conserving, nếu không có dòng đó tức là không có. Nhưng bắt đầu từ cấp nhớt SM trở đi thì chắc chắn là có “Energy Conserving”

Theo kinh nghiệm của người viết bài, đã test qua một số loại nhớt đạt chuẩn SM và SN thì có hiện tượng trượt nồi trước với dòng xe số, còn với dòng xe 01 nồi (côn tay) thì tạm thời chưa thấy sự khác biệt.

Nhớt SM và SN một số hãng bây giờ đã khá rẻ, thậm chí chỉ chênh lệch vài chục nghìn so với SJ cùng hãng, nhưng thưc sự SJ là quá đủ cho những nhu cầu đi phượt khắc nghiệt rồi, quý độc giả nên thận trọng khi sử dụng SM và SN.

4. Nhớt tổng hợp hay nhớt thường:

Nhớt tổng hợp và bán tổng hợp giá thành cao hơn nhớt khoáng.

Cách phân biệt:

– In trên bao bì là Semi-Synthetic hay chỉ in là Synthetic thì đó là nhớt bán tổng hợp.
– In là Full Synthetic thì đó là nhớt tổng hợp
– Không ghi gì hết thì đó là nhớt khoáng thường

Ưu điểm: 
– Nhớt khoáng sau thời gian sử dụng bị giảm tính năng một phần là do nó bị đốt cháy. Nhớt tổng hợp thì hạn chế được điều này. Sau thời gian sử dụng, xả nhớt ra nhiều khi màu nhớt còn vàng tươi như mới. Vì vậy thời gian sử dụng lâu hơn.
– Sử dụng nhớt tổng hợp và bán tổng hợp thì sạch máy hơn, ít bị cặn bẩn.

Có một số thông tin phản hồi là nhớt tổng hợp dễ gây trượt bố. Hiện vẫn chưa có minh chứng cho việc này. Bản thân người viết bài đã từng sử dụng qua 4-5 loại nhớt tổng hợp, 4-5 loại nhớt khoáng và cả nhớt xe tay ga (chuẩn Jaso MB). Thử nghiệm cho cả 4 loại động cơ khác nhau, cả máy đứng lẫn máy ngang, cả xe cũ lẫn xe mới. Kết quả chỉ có nhớt tay ga gây trượt bố khi đi tốc độ thấp. Còn các loại nhớt tổng hợp không thấy trượt bố.

Nói chung là nếu có điều kiện thì bạn nên sử dụng nhớt tổng hợp hoặc bán tổng hợp.

(trừ khi xe bạn bị hở bạc hoặc lòn nhớt vào buồng nổ thì không nên, vì nhớt tổng hợp khó cháy nên sẽ làm ướt và chết bugi)

 

5. Dung tích nhớt?

Bạn có thể tham khảo dung tích nhớt trong cuốn Manual kèm theo xe, hoặc xem có in trên blog máy hay cây thăm nhớt không?

+ Với các xe sườn đầm loại nhỏ như Wave, dream ,future, sirus, smash… dung tích nhớt thường là 0,8l.
+ Với các xe motor máy đứng

Thực tế khi thay nhớt sẽ không xả hết nhớt cũ ra. Nên tốt nhất là dựng chống đứng dùng que thăm nhớt để kiểm tra. Nhớt nằm trong vạch caro, hoặc cao hơn vạch caro khoảng 2mm là chấp nhận được. (Với xe col tay khi đổ dư nhớt sẽ có cảm giác tuột bố nhiều hơn).

Những người đi xe cũ thích đổ nhiều hơn quy định khoảng 100-200ml trước mỗi chuyến đi xa là chấp nhận được.

Với những xe phượt địa hình đồi núi dốc thì theo lời khuyên của những người chơi CD thì nên đổ dư khoảng 200ml nhớt. Vì khi dốc nghiêng chỉ sợ nhớt trong cacte không đủ để bôi trơn hộp số.

Khi leo lên dốc là lúc máy chịu tải cao nhất, lúc này nhớt dồn về sau, bơm nhớt vẫn hoạt động tốt.

Khi thả dốc (đổ dốc) thì nhớt dồn về trước, có thể bơm nhớt sẽ bị thiếu nhớt. Nhưng khi đổ dốc thì máy chịu tải thấp, đa số là chạy trớn. Nhà sản xuất đã tính hết rồi.

Vẫn chưa có bài viết nào cụ thể và chuyên sâu về vấn đề này, tuy nhiên nếu không an tâm thì độc giả có thể tham khảo lời khuyên của những người chơi CD như trên.

Cân nhắc khi đổ thêm nhiều nhớt:

– Nhớt đổ vào càng nhiều thì càng nặng máy, giảm công suất xe.

– Nhớt không được ngập đụng tới nồi (không vượt quá vạch Full trên cây thăm nhớt hay trên lỗ thăm)

caro tham nhot

 
Sale

Không sẵn có

Hết hàng